Skip to main content

Posts

  Ông Fauci đầu tư vào các công ty Trung Quốc có liên kết với Bắc Kinh Tiến sĩ Anthony Fauci đã đầu tư vào các tập đoàn “hàng đầu quốc gia” của chính quyền Trung Quốc, các công ty lớn của Trung Quốc thúc đẩy lợi ích của Bắc Kinh và hưởng lợi từ các chính sách của nhà nước, trong một danh mục đầu tư năm 2020, theo hồ sơ tài chính được tiết lộ gần đây. ​​Thượng nghị sĩ Roger Marshall (Cộng Hòa-Kansas) đã thu thập được hồ sơ này (pdf) và công bố hôm 14/01, cho thấy ông Fauci đã đầu tư 10.4 triệu USD, bao gồm cả cổ phần trong một số quỹ, vào cuối năm 2020. Một quỹ cụ thể có tên gọi là Matthews Pacific Tiger Fund. Quỹ đầu tư này đã đầu tư 42.7% vốn của các nhà đầu tư vào các công ty có trụ sở tại Hồng Kông và Trung Quốc, theo một tờ thông tin (pdf) được công ty đầu tư tư nhân Matthews Asia công bố vào tháng 09/2021. Các công ty đó bao gồm Tencent Holdings, Alibaba Group Holdings, Hong Kong Exchange and Clearing Ltd., và WuXi Biologics Cayman. Breitbart là hãng thông tấn đầu tiên đưa tin về
  Trung Quốc hủy bán vé Olympic sau khi phát hiện ca nhiễm Omicron ở Bắc Kinh Hôm 17/01, Ban tổ chức Thế vận hội Bắc Kinh đã ngừng bán vé cho công chúng sau khi thành phố này ghi nhận ca đầu tiên nhiễm Omicron, một loại biến thể rất dễ lây lan của COVID-19. Theo một thông báo được đăng trên trang web của ban tổ chức, vé sẽ chỉ được phân phát cho một nhóm khán giả được chọn đến dự Thế vận hội Mùa Đông khai mạc ngày 04/02. Những khán giả này sẽ cần phải “tuân thủ nghiêm ngặt” các biện pháp phòng ngừa virus của giới chức trách nhằm “giúp tạo ra một môi trường an toàn tuyệt đối cho các vận động viên,” ban tổ chức cho biết. Việc ngừng bán vé Olympic khẳng định những tiên liệu rằng Thế vận hội Bắc Kinh sẽ có ít người xem, ngay cả khi chính quyền đã khai triển các biện pháp ngăn chặn thậm chí nghiêm ngặt hơn so với những biện pháp được ban hành ở Tokyo năm ngoái để bảo đảm Thế vận hội có thể diễn ra suôn sẻ. Theo các quan chức y tế Trung Quốc, ca bệnh nhiễm biến thể Omicron COVID-19 ở Bắc Kin
  Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc: ‘Không nên xây dựng các nhà máy than mới’ Trong một bài diễn văn đặc biệt tại Nghị trình Davos 2022 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres nói rằng “không nên xây dựng các nhà máy than mới.” Ông cho biết: “Đây phải là ưu tiên của tất cả chúng ta — loại bỏ dần than đá.” Ông Guterres, cựu thủ tướng Bồ Đào Nha, người trước đây cũng từng lãnh đạo tổ chức Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa, đã giữ chức tổng thư ký Liên Hiệp Quốc từ năm 2017. Bài diễn văn của ông được đưa ra chỉ vài tháng sau hội nghị về biến đổi khí hậu COP26 ở Glasgow, Scotland. Văn bản quyết định cuối cùng của COP26 yêu cầu các bên “[đẩy nhanh] nỗ lực hướng tới việc loại bỏ dần năng lượng từ than mà khi đốt không có công nghệ giữ lại CO2 và các khoản tài trợ nhiên liệu hóa thạch không đạt hiệu quả, thừa nhận sự cần thiết phải hỗ trợ để hướng tới một quá trình chuyển đổi chính đáng” — một sự thay đổi đáng kể so với một đoạn song song trong bản thảo đầu tiên của văn bả
  Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc: Hơn 200 triệu hộ gia đình ở Trung Quốc không có bồn cầu xả Ông Lạc Ngọc Thành (Le Yucheng), Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, cho biết vào ngày 18/1 rằng vẫn còn hơn 200 triệu hộ gia đình ở Trung Quốc không có bồn cầu xả nước. Đây là một tiết lộ khác về hiện trạng xã hội Trung Quốc sau khi Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường tiết lộ rằng thu nhập của 600 triệu người dân Trung Quốc thấp hơn 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3,6 triệu VNĐ). Vào ngày 18/1, Đại học Nhân dân Trung Quốc đã tổ chức “Diễn đàn thường niên về tình hình vĩ mô 2022”. Khi ông Lạc Ngọc Thành phát biểu tại lễ khai mạc, ngoài việc nói về đường lối ngoại giao của Trung Quốc, vấn đề Đài Loan và quan hệ Trung – Mỹ, ông còn nói về một số thực trạng trong xã hội Trung Quốc. Thứ trưởng Lạc nói, “Phải biết rằng vẫn còn 1 tỷ người Trung Quốc chưa bao giờ đi máy bay và hơn 200 triệu gia đình Trung Quốc không có bồn cầu xả nước. Tỷ lệ người Trung Quốc có bằng đại học trở lên chỉ có 4%, trong khi đó ở Hoa Kỳ
  Giá dầu tăng cao nhất trong 7 năm qua vì xung đột địa chính trị gia tăng Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang leo thang giữa mùa đông đã trở nên trầm trọng hơn không chỉ vì COVID-19 mà chủ yếu vì xung đột quân sự, địa chính trị gia tăng. Hôm nay, ngày 18/1/2022, thế giới chứng kiến giá dầu thô tăng cao nhất trong vòng 7 năm qua. Triển vọng nguồn cung dầu thô bị gián đoạn và thắt chặt gia tăng sau các cuộc tấn công ở khu vực Trung đông. Gia tăng căng thẳng lập tức đẩy giá dầu thô giao dịch trên thế giới tăng. Dầu thô Brent giao sau tăng 0,88 USD, tương đương 1%, lên 87,36 USD/thùng vào lúc 11:54 GMT, trong khi giá dầu thô Tây Texas Trung cấp (WTI) của Hoa Kỳ tăng 1,23 USD, tương đương 1,5%, lên 85,05 USD/thùng. Giao dịch vào thứ Hai (hôm qua) giảm vì đây là ngày nghỉ lễ của Hoa Kỳ. Cả hai mức giá này đều đã chạm mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2014. Những lo ngại về nguồn cung đã tăng lên trong tuần này sau khi nhóm Houthi của Yemen tấn công Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất,