Skip to main content

Nga sẽ ký thỏa thuận sáp nhập 4 vùng ly khai Ukraine

Hôm nay, Tổng thống Vladimir Putin sẽ ký thỏa thuận sáp nhập 4 vùng của Ukraine vào Nga. Động thái này chắc chắn sẽ vấp phải sự phản ứng của phương Tây. Nga ký thỏa thuận sáp nhập 4 vùng của Ukraine
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm nay cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chủ trì một buổi lễ ký kết thỏa thuận để chính thức sáp nhập 4 vùng ly khai của Ukraine gồm Kherson, Zaporizhzhia, Lugansk, Donetsk vào Nga.
Buổi lễ sẽ diễn ra lúc 15h ngày 30/9 giờ địa phương (19h giờ Việt Nam) tại sảnh Georgievsky của Điện Kremlin. Tại đây, Tổng thống Putin sẽ gặp gỡ, ký kết thỏa thuận với lãnh đạo của 4 vùng ly khai trên và có bài phát biểu về việc sáp nhập lãnh thổ.
Theo quy trình, để chính thức sáp nhập, các bên sẽ phải ký hiệp ước, văn bản này sau đó sẽ được quốc hội Nga phê chuẩn. Một số quan chức của Nga trước đó khẳng định, quy trình này sẽ diễn ra nhanh chóng.

>>Link xem trực tiếp<<

Nếu Kherson, Zaporizhzhia, Lugansk, Donetsk sáp nhập vào Nga đồng nghĩa với Nga kiểm soát 15% lãnh thổ của Ukraine. Khi đó, luật pháp Nga sẽ được ban hành ở các vùng này. Moscow cũng tuyên bố, Nga có quyền sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ lãnh thổ của mình và lãnh thổ sáp nhập.
Phương Tây phản ứng ra sao?
Ukraine và các nước phương Tây tuyên bố không công nhận kết quả trưng cầu.
Giới quan sát cho rằng, "kịch bản Crimea" đang lặp lại. Năm 2014, phương Tây cũng phản đối cuộc trưng cầu dân ý sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga. Kể từ đó, Mỹ và các nước châu Âu liên tục áp biện pháp trừng phạt Nga.
Tương tự, lần này phương Tây được cho là sẽ tăng cường các lệnh trừng phạt chưa từng có nhằm vào Moscow.
Lãnh đạo các nước như Mỹ, Canada, Pháp đều phát tín hiệu sẵn sàng cho các vòng trừng phạt mới. "Chúng tôi đã sẵn sàng và sẽ áp đặt thêm những biện pháp trừng phạt cứng rắn, nhanh chóng với Nga nếu họ sáp nhập (lãnh thổ của Ukraine). Chúng tôi sẽ không bao giờ công nhận việc Nga sáp nhập lãnh thổ Ukraine", Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói.
Ngoài gây sức ép với Nga bằng lệnh trừng phạt, phương Tây có thể sẽ gia tăng viện trợ quân sự cho Ukraine.
Hôm 28/9, giới chức quân sự từ hơn 40 quốc gia đã tập trung tại trụ sở của NATO ở Brussels để thảo luận về việc tăng cường sản xuất vũ khí, đạn dược với dự đoán xung đột Nga - Ukraine còn kéo dài.
Cuộc gặp được tổ chức dưới sự ủng hộ của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine - một tổ chức do Bộ Quốc phòng Mỹ thành lập sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine. Lãnh đạo quân sự và dân sự của nhóm này đã nhóm họp hàng tháng để đánh giá nhu cầu, đề nghị của Ukraine cũng như đưa ra các cam kết hỗ trợ. Tuy nhiên, cuộc gặp ngày 28/9 là lần đầu tiên các quan chức chính phủ chịu trách nhiệm mua vũ khí gặp nhau.
Mỹ và đồng minh đã cung cấp cho Ukraine nhiều loại vũ khí khác nhau, trong đó có các hệ thống pháo phản lực. Tại một cuộc họp báo ngày 27/9, Ngoại trưởng Mỹ Blinken cho biết, Mỹ không phản đối Ukraine sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp để nhắm đến các vùng lãnh thổ sáp nhập vào Nga.
Điều này làm dấy lên lo ngại xung đột ở Ukraine sẽ tiếp tục leo thang.

Comments

Popular posts from this blog

Đức Đạt Lai Lạt Ma tròn 90 tuổi, nhận được sự ủng hộ toàn cầu trong thác...

‘Hố tử thần’ đường kính lớn, khoét sâu vào móng nhà dân ở Phú Thọ

Kẻ giết cả nhà, giấu xác ở gầm giường lĩnh án tử hình

Cô gái 20 tuổi để lại thư tuyệt mệnh nhờ gia đình trả nợ giúp gần 10 tri...

Tỉ phú Elon Musk lập Đảng nước Mỹ

Mỹ tạm ngừng cấp tên lửa cho Ukraine, bao gồm cả Patriot

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump: Mức thuế cho hàng hóa Việt Nam là 20%

Tin tức Hoa Kỳ|Thế giới CĂM PHẪN về lời khai của nhân vật Đào tẩu khỏi v...

Thế giới CĂM PHẪN về lời khai của nhân vật Đào tẩu khỏi viện nghiên cứu Virus Vũ Hán

Tên lửa Iran đánh trúng bệnh viện lớn, Israel cảnh báo “trả giá đắt”

Siêu vũ khí giúp Nga vô hiệu "mưa hỏa lực" của Ukraine ở Crimea