Skip to main content

Posts

Showing posts from July, 2022
  Quan chức Ukraine dự đoán thời gian cầm cự của quân đội Một quan chức của Ukraine cho rằng, với mức vũ khí hiện tại, quân đội Ukraine chỉ có thể chiến đấu vài tháng nếu không được viện trợ thêm. Trả lời phỏng vấn Newsweek trong tuần này, ông Anton Gerashchenko, cố vấn tại Bộ Nội vụ Ukraine, cho biết các tổ hợp pháo hiện đại do phương Tây cung cấp đã giúp Ukraine làm gián đoạn các tuyến đường tiếp tế của Nga. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, nhu cầu đối với các trang thiết bị, khí tài cơ bản như xe thiết giáp, thiết bị liên lạc, đạn pháo cũng có vai trò quan trọng không kém. Với mức vũ khí hiện tại, nếu không có sự hỗ trợ của phương Tây, Ukraine chỉ có thể chiến đấu thêm vài tháng nữa. Mặc dù vậy, với viện trợ của phương Tây, chúng tôi có thể giành chiến thắng… Các nhà máy sản xuất vũ khí của Mỹ và châu Âu cần tăng cường năng lực sản xuất bởi vì nếu việc viện trợ đạn pháo ngừng lại, thì tất cả các hệ thống hiện đại mà chúng tôi được viện trợ sẽ trở thành đống sắt vụn". Mỹ và các đ
  Mỹ giải thích nguyên nhân Nga "không đạt ưu thế trên không ở Ukraine" Lầu Năm Góc cho rằng Nga đang "không đạt ưu thế trên không phận" trước các lực lượng Ukraine do các vũ khí mà Washington cung cấp cho Kiev. Trong buổi họp báo ngày 29/7 của Lầu Năm Góc, một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ đã đánh giá cao năng lực vận hành hệ thống hỏa lực HIMARS của quân nhân Ukraine. Theo quan chức này, HIMARS mà Mỹ viện trợ cho Ukraine đã tấn công vào hàng chục mục tiêu của Nga như các cơ sở chỉ huy và kiểm soát, kho đạn, cũng như các mục tiêu khác. Quan chức trên cho rằng, vũ khí mà Washington viện trợ đã giúp Kiev nhằm mục tiêu vào máy bay Nga cũng như ngăn lực lượng Moscow tấn công vào phi cơ của Ukraine. "Chúng tôi biết rằng HIMARS có khả năng tấn công vào hệ thống tên lửa đất đối không của Nga và phá hủy một số tổ hợp", quan chức trên cho biết, nhấn mạnh những yếu tố này đã ngăn Nga đạt được ưu thế trên không tại chiến trường Ukraine. Mỹ đã chuyển cho Ukraine
  New Zealand cân nhắc đổi tên quốc gia Quốc hội New Zealand có thể đổi tên đất nước thành Aotearoa, có nghĩa là “đám mây trắng dài” trong tiếng Maori (mà lịch sử truyền miệng bản địa cho biết đã giúp các nhà hàng hải Polynesia sơ khai đến vùng đất này), đồng thời có thể khôi phục tên địa danh ban đầu trong tiếng Maori của các thị trấn và thành phố. Tờ Wall Street Journal đưa tin rằng một số nhà lập pháp New Zealand muốn bỏ tên thuộc địa Nieuw Zeeland trong tiếng Hà Lan, hoặc New Zealand khi nó sau này trở thành một phần của Đế quốc Anh và đổi tên thành Aotearoa (phát âm là ‘au-te-a-ro-uh’). Prensa Latina báo cáo rằng bản kiến nghị đã thu thập được 70.000 chữ ký, vì vậy một ủy ban quốc hội sẽ xem xét nó và có thể đề xuất một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội hoặc một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc. Từ Aotearoa của người Maori gắn liền với những đám mây, theo lịch sử thổ dân, là sự trợ giúp cho các nhà hàng hải đến đảo quốc ở giữa Thái Bình Dương này. Ralph Zambrano, chủ tịch hội sinh viên tại
  Alibaba vào “danh sách đen” có thể phải ngừng niêm yết tại Mỹ Vào thứ Sáu (29/7), Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã liệt kê “gã khổng lồ” internet Trung Quốc Alibaba vào “Danh sách Công ty rời thị trường Mỹ”, lý do là thanh tra Mỹ vẫn không thể kiểm toán tài chính của công ty này. Cổ phiếu của Alibaba giảm khoảng 9% xuống 91,25 USD sau thông tin. Vào ngày 18/12/2020, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã ký “Đạo luật Trách nhiệm Giải trình Công ty Nước ngoài” (HFCAA) chính thức thành luật. Luật này yêu cầu các công ty nước ngoài bị cấm niêm yết trên bất kỳ sàn giao dịch nào của Mỹ nếu trong 3 năm liên tiếp họ không gửi báo cáo kiểm toán cho Ủy ban Giám sát Kế toán Công ty Đại chúng Mỹ (PCAOB) để xem xét. ‘Gã khổng lồ’ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba là một trong hơn 270 công ty Trung Quốc niêm yết tại New York, tất cả đều có nguy cơ bị hủy niêm yết. Theo luật này, các công ty Trung Quốc có thể bị hủy niêm yết sớm nhất là vào đầu năm 2024 nếu họ không tuân thủ cá
  Đức đồng ý sản xuất 100 pháo tự hành tối tân cho Ukraine Mới đây, Chính phủ Đức đã chấp thuận yêu cầu sản xuất 100 khẩu pháo tự hành cho quân đội Ukraine của công ty quốc phòng Krauss-Maffei Wegmann, dù có thể sẽ mất nhiều tháng trước khi những đơn vị pháo đầu tiên được chuyển đến quốc gia đang bị xung đột tàn phá, theo tờ Politico. Việc Berlin sẵn sàng bán một số lượng lớn pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 đánh dấu sự gia tăng đáng kể hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Đức đã chuyển giao 9 khẩu pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 từ kho quân sự của mình cho Kyiv, và các quan chức Ukraine cho biết những vũ khí tối tân này đã đóng góp rất nhiều trong cuộc xung đột với các lực lượng Nga. Người phát ngôn của Krauss-Maffei Wegmann xác nhận rằng Kiev đã đặt hàng 100 khẩu Panzerhaubitze 2000 từ công ty với tổng giá 1,7 tỷ EUR, và Bộ Kinh tế Đức (cơ quan phụ trách kiểm soát vũ khí) đã cấp phép để bắt đầu quá trình chế tạo. Người phát ngôn của công ty quốc phòng trên không bình luận về việc sẽ mất bao
  Thành phố San Francisco tuyên bố tình trạng khẩn cấp về bệnh đậu mùa khỉ Hôm 28/7 vừa qua, giới chức trách thành phố San Francisco thuộc tiểu bang California, miền Tây nước Mỹ, đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp nhằm ứng phó trước sự lây lan ngày càng gia tăng của bệnh đậu mùa khỉ trên toàn thành phố. Giới chức y tế San Francisco cho biết muốn áp dụng các biện pháp linh hoạt nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh này, do đó không có kế hoạch yêu cầu áp đặt bất kỳ biện pháp đóng cửa hay hạn chế nào, không giống như tình trạng khẩn cấp được ban hành trong bối cảnh dịch COVID-19. Sau khi phát hiện ca bệnh đầu tiên vào ngày 3/6 vừa qua, tính đến ngày 27/7, San Francisco ghi nhận 261 ca bệnh hoặc nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ. Giới chức thành phố cho rằng con số này có thể tiếp tục tăng lên trong những ngày tới. Trong khi đó, tại châu Phi, trong cuộc họp báo hàng tuần ngày 28/7, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết kể từ đầu năm đến nay châu lục này đã ghi nhận 2.101 c
  Trung Quốc phóng thành công tên lửa nhưng mảnh vỡ đang lao về Trái đất mà không kiểm soát được Cơ quan vũ trụ của Trung Quốc đã phóng thành công tên lửa Trường Chinh 5B, đưa module phòng thí nghiệm Vấn Thiên nặng 22 tấn lên trạm vũ trụ non trẻ của mình. Tên lửa Trường Chinh, với module thí nghiệm gắn trên lưng, nổ tung từ Trung tâm Phóng Vũ trụ Văn Xương ở Hải Nam lúc 2:22 chiều giờ địa phương vào Chủ nhật, ngày 24/07. Nó đến trạm vũ trụ Thiên Cung của đất nước khoảng 13 giờ sau đó, theo China Daily của nhà nước. Tuy nhiên, tương tự như các lần phóng trước, giai đoạn cốt lõi của tên lửa vẫn ở trong quỹ đạo và hiện được thiết lập để thực hiện tái nhập không kiểm soát vào Trái đất. Việc hạ cánh không kiểm soát đánh dấu lần thứ ba Trung Quốc bị chỉ trích vì không xử lý đúng cách các mảnh vỡ không gian từ giai đoạn tên lửa của họ – dẫn đến các mảnh kim loại lớn đâm trở lại Trái đất. “Đó là một vật thể kim loại nặng hơn 20 tấn. Mặc dù nó sẽ vỡ ra khi đi vào bầu khí quyển, nhưng nhiều mảnh
  Cựu TT Trump chỉ trích bà Pelosi về chuyến thăm có thể diễn ra tại Đài Loan Hôm 29/7, Cựu Tổng thống Donald Trump nhận định Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi không nên đến Đài Loan trong chuyến công du châu Á tuần này. Bà Pelosi đang dẫn đầu một phái đoàn lập pháp trong chuyến công du châu Á từ ngày 29/7, với các điểm đến dự kiến ở Nhật Bản, Malaysia, Singapore và Hàn Quốc. Bà Pelosi từ chối tiết lộ liệu phái đoàn có dừng lại ở Đài Loan hay không. Bà trả lời báo chí rằng: “Tôi không bao giờ nói về chuyến đi của mình. Đó là một mối nguy hiểm đối với tôi.” Theo các báo cáo trước đây, bà Pelosi đã lên kế hoạch đến Đài Loan vào tháng Tư năm ngoái, tuy nhiên lịch trình đã bị hủy bỏ sau khi bà nhiễm COVID-19. Cựu Tổng thống Trump phát biểu trên nền tảng truyền thông xã hội Truth Social của mình: “Lý do bà Nancy Pelosi lại dính líu tới Trung Quốc và Đài Loan là gì, ngoài việc gây rắc rối và kiếm thêm tiền, hoặc có thể liên quan đến các thông tin và giao dịch nội gián cho người chồng dối trá của
  Hải quân Ấn Độ nhận tàu sân bay nội địa đầu tiên Hải quân Ấn Độ ngày 28/7 đã tiếp nhận tàu sân bay nội địa Vikrant, tàu chiến lớn nhất được đóng tại quê nhà, từ công ty đóng tàu Cochin. Tàu sân bay Vikrant được chuyển giao sau các cuộc thử nghiệm nghiêm ngặt được thực hiện từ tháng 8/2021 đến tháng 7/2022. Theo đó, hoạt động của tàu, bao gồm thân tàu, động cơ chính, thiết bị phụ trợ, hệ thống phóng máy bay, vũ khí và cảm biến, cũng như khả năng điều hướng và cơ động, đã được chứng minh đạt yêu cầu. Tàu Vikrant được đóng theo thiết kế của Tổng cục thiết kế hải quân (DND), có 14 boong, trong đó có 5 boong thuộc cấu trúc thượng tầng, 2.300 khoang và có thể chứa thủy thủ đoàn 1.700 người, bao gồm cả các khoang chuyên dụng dành cho phụ nữ; và do công ty Cochin, nhà máy đóng tàu quốc doanh trực thuộc Bộ Cảng, Vận tải biển và Đường thủy, đóng. Tàu sân bay Vikrant dự kiến đưa vào hoạt động vào tháng tới, đánh dấu kết thúc của một hành trình đóng tàu kéo dài từ năm 2009, đồng thời sẽ giúp th