Skip to main content


Chiến thắng vất vả của ông Biden để lại điều gì trong lòng nước Mỹ?

Joe Biden  được giới truyền thông tại Mỹ xác nhận là người chiến thắng trong cuộc bầu cử thông qua số phiếu đại cử tri, nhưng “cuộc chiến” tranh giành kết quả của Tổng thống Donald Trump có thể để lại tác động lâu dài cho đất nước.

Trong cuộc bỏ phiếu ngày 14/12, một số đại cử tri cần sự hộ tống của cảnh sát. Một số bỏ phiếu ở một địa điểm bí mật. Một số thu hút khán giả trên toàn quốc, căng thẳng theo dõi quy trình thường chỉ mang tính thủ tục. Cuối cùng, chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 đã được khẳng định một lần nữa, bất chấp việc Tổng thống Trump không ngừng chia sẻ các thuyết âm mưu và tấn công vào tính toàn vẹn của kết quả. 

Hai lần tuyên bố thắng cử

Joe Biden được người dân bầu làm tổng thống thứ 46 của Mỹ. Đây không phải tin tức mới, nếu xét đến thực tế là ông Biden đã đánh bại ông Trump với hơn 7 triệu phiếu bầu từ cách đây năm tuần. Nhưng cuộc bầu cử vẫn chưa kết thúc hoàn toàn cho đến khi cử tri đoàn bỏ phiếu vào thứ Hai. 

Một số đảng viên Cộng hòa vốn từ chối thừa nhận kết quả bầu cử nay đã bắt đầu công nhận điều hiển nhiên trong hơn một tháng qua. Thượng nghị sĩ John Thune của bang South Dakota - đảng viên Cộng hòa - nói: “Tại một số thời điểm, bạn phải đối mặt với sự thật và tiếp tục tiến lên”.

Tối 14/12, ông Biden đã có một bài phát biểu thắng cử lần thứ hai, mạnh mẽ lên án những nỗ lực do ông Donald Trump dẫn đầu nhằm lật ngược kết quả và ý chí của cử tri, gọi đó là một “cuộc tấn công chưa từng có đối với nền dân chủ của chúng ta”. Ông Biden nói: “Bây giờ là lúc bước sang trang mới”, nhưng không rõ liệu nước Mỹ đã sẵn sàng thay đổi hay không.

Dân chủ thắng thế nhưng phải trả giá rất đắt

Đa số cử tri dành lá phiếu của họ cho ông Biden. Dù vậy, cố vấn hàng đầu của Nhà Trắng - Stephen Miller - vẫn tuyên bố trên Fox News hôm 14/12 rằng, đã có một “kết quả bầu cử gian lận”, và “một nhóm đại cử tri thay thế” ở các bang tranh chấp sẽ bỏ phiếu, gửi kết quả mới của họ tới quốc hội.

Ông Miller không đơn độc. Phần lớn thành viên đảng Cộng hòa vẫn từ chối thừa nhận đầy đủ và công khai kết quả bầu cử, ngay cả khi chúng đã được chứng nhận tại tất cả 50 tiểu bang, các đại cử tri đã bỏ phiếu và Tòa án Tối cao bác bỏ mọi thách thức pháp lý từ phía ông Trump.

Nền dân chủ tại Mỹ vốn mong manh và được xây dựng dựa trên lòng tin của công chúng. Trong khi kết quả cuộc đua năm nay đã được khẳng định, thông điệp của ông Donald Trump và các đồng minh có nguy cơ làm suy yếu trụ cột của thể chế điều hành cuộc bầu cử của Mỹ.

Sau đợt bỏ phiếu đại cử tri, cột mốc quan trọng tiếp theo là ngày 6/1/2021, khi quốc hội có tiếng nói cuối cùng về cuộc bầu cử. Một số đồng minh của ông Donald Trump đang lên kế hoạch cho cuộc phản kháng cuối cùng, nhằm buộc quốc hội từ chối kết quả bầu của cử tri đoàn và thay thế bằng kết quả có lợi cho ứng viên từ đảng Cộng hòa. 

Comments

Popular posts from this blog

  G7 lo ngại về nhân quyền và ‘các chính sách kinh tế o ép’ của Trung Quốc Hôm 12/12, Ngoại trưởng Nhóm Bảy (G7) bày tỏ lo ngại về “các chính sách kinh tế o ép” của Trung Quốc và những thách thức mà chế độ Trung Quốc đặt ra ở khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông, cũng như các vi phạm nhân quyền liên quan đến Bắc Kinh, trong cuộc họp đầu tiên của họ với các quốc gia ASEAN. Ngoại trưởng Anh Quốc Liz Truss, người chủ trì nhóm họp (G7) này, cho biết các cuộc thảo luận về Trung Quốc với “một loạt các vấn đề và thách thức”, bao gồm các vấn đề nhân quyền ở Hồng Kông, nơi Trung Quốc bị cáo buộc đàn áp tự do dân chủ, và Tân Cương, nơi bị cáo buộc nhắm mục tiêu vào dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ. Trong một tuyên bố, bà Truss cho biết các bộ trưởng cũng nói về “tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trên Eo biển Đài Loan” và các vấn đề ở Biển Đông, chẳng hạn như những vấn đề liên quan đến “việc khai hoang, các hoạt động, sự cố nghiêm trọng trong khu vực,” vốn có thể phá hoại hòa bình và ổn định trong

Ukraina nói đã phá hủy 9000 phương tiện quân sự của Nga kể từ khi chiến tranh bắt đầu

Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraina cho biết trong một cập nhật trên trang Facebook vào ngày 29/11 rằng nước này đã tiêu diệt gần 9.000 phương tiện quân sự của Nga kể từ ngày 24/2. Bài đăng có đoạn: “Tính đến ngày 29 tháng 11 năm 2022, Nga đã mất hơn 2.900 xe tăng và gần 5.900 phương tiện chiến đấu vũ trang kể từ cuối tháng 2. Quân đội Ukraina cho rằng con số này vẫn chưa đủ và thiệt hại của kẻ thù cho đến khi rút khỏi Ukraina sẽ còn tăng lên mỗi ngày”. Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraina đăng kèm các bức ảnh của những người lính Ukraina trên chiến trường, trong đó có cả ảnh họ điều khiển xe tăng trên địa hình gồ ghề và chiến đấu trong tuyết. Nga không thường xuyên công bố thông tin cập nhật về số lượng tổn thất mà nước này phải gánh chịu. Trong suốt cuộc chiến, những con số mà Nga công khai thường thấp hơn nhiều so với ước tính của Ukraina. >> Click xem trực tiếp<<
  Vương quốc Anh quyết định dỡ bỏ hộ chiếu vaccine, lệnh đeo khẩu trang và các hạn chế làm việc Các hạn chế bao gồm thẻ xanh Covid-19, yêu cầu đeo khẩu trang và yêu cầu làm việc tại nhà sẽ bị dỡ bỏ ở Vương quốc Anh, Thủ tướng Anh Boris Johnson ra thông báo vào hôm thứ 4 (19/01). Ông Johnson cho biết thêm, việc tự cách ly cũng có thể được dỡ bỏ vào cuối tháng 3/2021 khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán trở thành một loại bệnh thông thường. Chính phủ Anh cũng không còn yêu cầu người dân làm việc tại nhà, điều này có hiệu lực ngay lập tức. Thẻ xanh Covid để đến các câu lạc bộ đêm và các sự kiện lớn sẽ không cần gia hạn khi loại thẻ này hết hạn vào ngày 26/01 tới đây. Và từ thứ 5 (20/01), việc đeo khẩu trang trong nhà sẽ không còn là điều bắt buộc ở bất cứ đâu trên nước Anh. Yêu cầu phải đeo khẩu trang trong lớp học và ở các khu vực cộng đồng đối với học sinh trung học cũng sẽ bị loại bỏ khỏi hướng dẫn toàn quốc của Bộ Giáo dục Anh. Thủ tướng Boris Johnson phát biểu trong buổi họp Prime Minister’

Tin tức Hoa Kỳ hôm nay| 100% Ph-iếu b-ầu California kh-ông h.ợp l.ệ | Tá...

100 % Phiếu bầu của California không hợp lệ. Chiến thắng đầu tiên của Trump sau khi tái kiểm phiếu 

Báo cáo: Delhi là thành phố ô nhiễm nhất Ấn Độ trong năm 2022

Tờ NDTV đã đưa ra một báo cáo mới, trong đó cho thấy rằng Delhi là thành phố ô nhiễm nhất ở Ấn Độ trong năm 2022. Cụ thể, báo cáo do đơn vị theo dõi Chương trình không khí sạch quốc gia (NCAP) tiến hành dựa trên các phân tích của Ban Kiểm soát ô nhiễm trung ương (CPCB). Đây là dự án chung về các xu hướng khí hậu và kiến thức khoa học đời sống nhằm theo dõi tiến bộ của Ấn Độ trong việc đạt được các mục tiêu về không khí sạch. Báo cáo phân tích này được công bố hôm 10/1, qua đó đánh dấu 4 năm kể từ khi triển khai NCAP. Theo đó, thủ đô Delhi đứng đầu cả nước về chỉ số ô nhiễm, với chỉ số bụi mịn PM2.5 trung bình thường niên là 99,71 µg/m3. Dù chỉ số PM 2.5 ở Delhi đã giảm hơn 7% so với năm 2019 nhưng vẫn ở mức cao hơn nhiều so với mong đợi. Trong chương trình NCAP, Chính phủ Ấn Độ đặt mục tiêu rằng đến năm 2024 giảm 20 – 30% mức độ ô nhiễm so với mức năm 2017. Chương trình được triển khai bắt đầu từ năm 2019 với mục tiêu cải thiện chất lượng không khí ở 122 thành phố của Ấn Độ. Cơ quan th

Tin tức Hoa Kỳ|Hàng loạt tướng Mỹ đầu hàng Trung Quốc khi cuộc chiến chư...

Hàng loạt tướng Mỹ đầu hàng Trung Quốc khi cuộc chiến chưa xảy ra- Pelosi quá xấu xa 

Tin tức Hoa Kỳ hôm nay| Pelosi Ép Mcconnel bỏ phiêu lần 2 với tấm Check ...

Pelosi ép Mcconnel bỏ phiếu lần 2 với tấm Check $2000

Tin tức Hoa Kỳ hôm nay| Phá Kỉ Lục Joe Biden chuẩn bị họp báo lần đầu t...

Phá Kỉ Lục Joe Biden chuẩn bị họp báo lần đầu tiên sau 64 ngày nhậm chức

Tin tức Hoa Kỳ hôm nay| TT.Trump đã ký ban hành gói cứu trợ đại dịch COV...

TT.Trump đã ký ban hành gói cứu trợ gần $900 tỷ
  Kênh tin tức hàng ngày chuyên mục tin tức Hoa Kỳ, chính trị Hoa Kỳ ACB News Tiếng Việt được sự đồng ý của ABC News  Quý vị có thể theo dõi tại  https://www.youtube.com/channel/UCwFL87GoMzCz5421-5nus_w/videos